Menu Đóng

Đa cấp là gì | Mô hình Ponzi là gì

Da cap Ponzi la gi

Đa cấp là gì?

Đa cấp là tên gọi của một kênh hay chiến lược phân phối hàng hóa thông qua một hệ thống gồm nhiều người tham gia và được chia thành các cấp, nhánh khác nhau.

Bán hàng đa cấp là gì?
Bán hàng đa cấp hay kinh doanh đa cấp là hình thức bán hàng đa tầng nhằm đưa sản phẩm tới trực tiếp người tiêu dùng, thông qua mạng lưới người tham gia bao gồm nhiều nhánh, nhiều cấp. Trong đó, đối tượng tham gia sẽ được nhận khoản hoa hồng, tiền thưởng và cả những lợi ích về mặt kinh tế khác từ lợi nhuận của bản thân và những thành viên khác trong cùng một hệ thống.

Nhận diện thủ đoạn của các công ty đa cấp lừa đảo

Phân biệt: Đa cấp lừa đảo & đa cấp chính thống

z2674405177363 9729523c5e63f1b53e8baa1b1d0b0343

Có một thực tế rất rõ ràng, đi cùng với những công ty đa cấp được cấp phép hoạt động một cách hợp pháp thì hiện nay vẫn còn tồn tại những công ty ở dạng lừa đảo, và nếu như không biết cách phân biệt thì rất dễ rơi vào hoàn cảnh tiền mất tật mang với những thủ đoạn lừa đảo của các công ty này. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận dạng bạn có thể tham khảo:

Người tham gia phải đặt cọc, mua hàng hoặc đóng một khoản tiền

Những công ty lừa đảo sẽ thường yêu cầu người mới phải đóng một khoản tiền gọi là tiền đặt cọc, vậy nên khi nhận được một lời mời hoạt động trong một doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, hãy lưu ý khi bạn được đề nghị chi trả một khoản tiền làm phí đặt cọc để mua hàng thì nên đề phòng.

Hoạt động mua sắm hoặc kinh doanh hàng hóa của công ty, doanh nghiệp sẽ cần phải tùy thuộc vào nhu cầu, cũng như thực lực của cá nhân người tham gia, doanh nghiệp sẽ không có quyền bắt người tham gia phải chi trả cho khoản mua một số lượng hàng hóa nào đó để có thể được chấp thuận tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.

Hiện tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất hợp pháp thoi thóp sinh tồn nhờ vào thủ đoạn moi tiền từ những hội viên mới tham gia, và bỏ tiền ra để sản phẩm. Khi không còn lôi kéo được hội viên mới, hoặc những hội viên cũ không tiếp tục mua hàng, thì công ty sẽ dần suy yếu và khó có trụ lại.

Tập trung chủ yếu là tìm người tham gia vào hệ thống của họ

Chỉ chú trọng đến việc tuyển mộ hội viên mới tham gia vào đường dây: công ty sẽ cho những người hoạt động kinh doanh đa cấp thu về một khoản “hoa hồng” do việc môi giới một người khác nữa gia nhập vào đường dây bán hàng của họ chứ không phải là từ việc mua.

Đối với một doanh nghiệp cung ứng hàng hóa đa cấp hoạt động hợp pháp thì việc tuyển mộ sẽ không mang đến nhiều lợi ích nếu như những người được tuyển dụng không duy trì tốt hoạt động kinh doanh. Bởi chỉ có việc kinh doanh mới giúp hàng hóa được tiêu thụ một cách đều đặn, và từ đó mang về doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.

Những lời hứa hẹn sẽ đem đến một khoản thu nhập hấp dẫn

Kinh doanh đa cấp thực chất cũng chỉ là một hình thức kinh doanh, phân phối hàng hóa, và chắc chắn rằng nó không phải là một loại hình đầu tư, do vậy bạn phải lưu tâm khi nghe người môi giới nói về một tương lai đầy hứa hẹn.

Không cho hoàn trả hàng hóa trong vòng 30 ngày

Có thể bạn không biết, theo như khoản 1 thuộc Điều 47 tại Nghị định 40, cá nhân tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp sẽ có quyền được hoàn trả lại hàng hóa mà mình đã từng mua từ đơn vị là doanh nghiệp đa cấp trong quãng thời hạn định 30 ngày kể từ ngày chính thức nhận được hàng.

Bán hàng đa cấp tốt hay xấu?

Trên thực tế, mô hình bán hàng đa cấp không những không hề xấu mà còn được công nhận là phương thức kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

Trong mô hình kinh doanh truyền thống, sản phẩm được đưa tới tay người tiêu dùng với quy trình như sau:

Nhà sản xuất => Nhà Phân Phối => Đại lý cấp 1 => Đại lý cấp 2 => Cửa hàng bán lẻ => Người tiêu dùng

Nhưng với mô hình kinh doanh đa cấp, thời gian và chi phí để sản phẩm đến tay người tiêu dùng đơn giản hơn rất nhiều:

Nhà sản xuất => Người tiêu dùng

Người tham gia hệ thống bán hàng đa cấp vừa là khách hàng, cũng vừa là một nhân viên của công ty đó. Tuy nhiên các công ty kinh doanh đa cấp này không phải trả lương cho thành viên mà vẫn bán được sản phẩm.

 

Mô hình Ponzi

Mô hình Ponzi hay kế hoạch Ponzi thường được nhắc đến như một hình thức lừa đảo “khét tiếng” và ra đời từ hàng trăm năm nay. Ponzi được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều tổ chức, cá nhận sử dụng Ponzi nhằm kiếm lợi nhuận bất chính từ các nhà đầu tư. Vậy chính các mô hình lừa đảo Ponzi là gì? Nó ra đời thế nào và nhận biết ra sao?

Mô hình Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn.

Người chủ của các mô hình Ponzi thường lôi kéo các nhà đầu tư mới bằng cách cung cấp lợi nhuận cao hơn so với các khoản đầu tư khác, với lợi nhuận ngắn hạn hoặc là cao bất thường hoặc kéo dài một cách bất thường.

Mô hình Ponzi đôi khi bắt đầu như một doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, cho đến khi doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Doanh nghiệp trở thành một mô hình Ponzi nếu nó sau đó tiếp tục các hành vi gian lận. Dù tình hình ban đầu như thế nào, việc phải trả lợi nhuận cao đòi hỏi một dòng chảy tiền ngày càng tăng từ các nhà đầu tư mới để duy trì mô hình này.

Lịch sử ra đời của mô hình lừa đảo Ponzi

Mô hình Ponzi được đặt theo tên Charles Ponzi hay Carlo Ponzi (phát âm theo tiếng Ý), người đã nổi tiếng với việc áp dụng mô hình này trong năm 1920. Ý tưởng này xuất hiện trong các tiểu thuyết Martin Chuzzlewit năm 1844 và Little Dorrit năm 1857 của Charles Dickens, nhưng Ponzi thực hiện nó trong đời thực và lấy được nhiều tiền đến nỗi mô hình này trở nên nổi tiếng toàn nước Mỹ. Kế hoạch ban đầu của Ponzi là dùng coupon thanh toán quốc tế để trả tiền tem, nhưng sau đó ông ta dùng tiền của những người đến sau trả cho chính mình và những người đến trước.

Dịch vụ bưu chính thời bấy giờ phát triển phiếu trả lời giảm giá toàn cầu cho phép người gửi thư trả trước tiền bưu phí bao gồm cả phí từ người trả lời thư. Người nhận có thể đem phiếu giảm giá đến bưu điện địa phương và đổi nó để lấy tem thư và gửi thư trả lời.

Giá tem thư bưu chính thì biến động và có 1 số nước thì giá tem thư cao hơn nước kia. Ponzi đã thuê mướn nhiều đại lý để mua các phiếu giảm giá tem thư ở các nước rẻ và gửi cho ông ta. Sau đó, ông ta đổi phiếu này lấy tem thư ở những nơi đắt đỏ rồi đem bán. Vậy là có lợi nhuận.

Dạng mua bán này trong từ ngữ chuyên môn gọi là Arbitrage, và được xem là không hợp pháp. Ponzi sau đó trở nên tham lam và mở rộng thêm các nỗ lực. Lấy danh nghĩa công ty của mình, Công ty giao dịch chứng khoán (Securities Exchange Company), ông đã hứa hẹn lợi nhuận 50% trong 45 ngày và 100% trong 90 ngày. Vì thấy ông thành công trong lĩnh vực tem thư, nhà đầu tư đã ngay lập tức bị thu hút. Tuy nhiên, thay vì đem tiền đi đầu tư, ông Ponzi chỉ đem nó để trả lãi cho người cũ và lấy phần còn lại xem như lợi nhuận. Mô hình lừa đảo này tồn tại đến năm 1920 cho đến khi sụp đổ vì cuộc điều tra nhắm vào công ty của ông.

NGƯỜI CÓ SỰ HIỂU BIẾT, SẼ KHÔNG ĐÁNH ĐỒNG 2 LOẠI MÔ HÌNH, MÀ CẦN CÓ SỰ PHÂN BIỆT ĐÂU LÀ MÔ HÌNH LỪA ĐẢO NÊN TRÁNH, ĐÂU LÀ CHÂN CHÍNH ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP, THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI.

XEM THÊM: SkyWay không phải kim tự tháp tài chính | Skyway | uSky Transport

#SkyWay#Unitsky​#SkyWorldCommunity
uSky | Giải pháp giao thông vận tải thế giới





nut dang ki kenh 2

Đăng ký tài khoản ngay để được hỗ trợ về đầu tư và tham gia các nhóm NĐT nhận sự trợ giúp của tất cả các cổ đông SkyWay trên khắp Việt Nam.

Hãy tận dụng cơ hội đầu tư vào một dự án toàn cầu, dự án đã cho cả thế giới thấy sự hiệu quả và cần thiết của mình.

Trả lời